Là một người tiêu dùng thông minh thì không những người tiêu dùng phải có kiến thức trong việc chọn mua bình
nước nóng mà bạn còn phải biết cách sử dụng tiết kiệm cũng như cách bảo vệ tuổi thọ cho bình
được lâu hơn. Sau đây là một số kiến thức đơn giản giúp bạn đọc có thể tự sửa chữa những lỗi cơ bản
và cách bảo quản bình nước nóng trực tiếp ở nhà mà không cần tới thợ sửa máy nước nóng.
Để có thể có được một bình nước nóng trực tiếp hoạt động tốt thì bạn cần phải lưu ý một số chỗ
trong quá trình sử dụng như : Không được bình hoạt động 24/24 h vì như thế sẽ làm bình quá tải và
dễ hư hỏng thiết bị vừa giảm tuổi thọ máy vừa gây ra nguy cơ cháy nổ cho người sử dụng.
Khi tự vệ sinh và bảo dưỡng bình nóng lạnh thì khách hàng nên dùng vải mềm cộng với nước ấm,
không nên dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến cho bình mất độ bền bên ngoài do tiếp xúc
với hóa chất có xúc tác gây chảy và mất bề mặt. Đánh giá nguồn nước tại nhà mình để có kế hoạch
vệ sinh và bảo trì khác nhau. Nếu nước giếng hoặc nước từ ao hồ có phèn thì nên vệ sinh thường
xuyên so với sử dụng nước sạch từ những nguồn khách. Việc vệ sinh và bảo quản bình nước nóng
là rất quan trọng chính vì vậy mà bạn nên có kế hoạch cụ thể, vệ sinh thường xuyên và thời gian
thuận tiện cho mình nhất. Thời gian trung bình để làm vệ sinh định kì là 6 tháng/1 lần , thời gian
bảo dưỡng bình là 1 năm / 1 lần.
Các bước vệ sinh máy nước nóng tiết kiệm điện cơ bản bao gồm 6 bước
Đầu tiên thì phải đảm bảo rằng bình nóng lạnh đã hết điện thì khách hàng phải ngắt nguồn điện trước khi
chạm vào máy nước nóng. Bước thứ 2 tháo rơ le ổn định nhiệt độ của bình ra sau đó vệ sinh sạch
sẽ các rắc cắm và các thiết bị đốt để không có hiện tượng tóe điện hoặc chạm mạch cháy nổ gây
nguy hiểm cho gia đình bạn trong quá trinhg sử dụng. Bước thứ 3 là một bước khá quan trọng vì
bươc này giúp cho bình hoạt động với công suất tốt hơn và độ bền của bình lâu hơn. Bạn hãy tháo
bề ngoài máy nước nóng ra , thoát hết nước, tách bộ phận đun chính là thanh đốt sau đó sử dụng
nước vệ sinh và khăn lau nhọ để tẩy cặn bẩn đi. Yêu cầu đặt ra chính là người sử dụng phải làm sạch cặn
canxi bám vào thanh đốt và xúc sạch cho đến khi nước trong hẳn. Bươc 5 sau khi vẹ sinh xong
phải kiểm tra và đếm lại số lượng các thiết bị lắp ráp lại đầy đủ, vặn các vít nối ,chặt để tránh tình
trạng rò rĩ điện xảy ra. Bước cuối cùng chính là mở van của bình để xả toàn bộ khí còn lưu lại
trong bình mở van để nước lạnh tràn vào bình , khi nước chảy đều không còn bọt khí thì đóng van
khóa nước lại sau đó kiểm tra xem bình hoạt động có gây ra tiếng ồn, nhiệt độ có tăng đều và có bị
rò rĩ trong quá trình hoạt động hay không.
Trong quá trình vệ sinh nếu thấy có dấu hiệu bất thường thì phải kiểm tra xem sự cố xảy ra ở đâu
để có thể thay thế kịp thời. Nếu như chỉ hỏng hóc nhẹ nhưng ở những vị trí quan trọng thì người tiêu dùng
không nên tự sửa mà nên liên hệ với thợ sửa để có thể nhận được sự tự vấn hợp lí nhất. Vì bình
hoạt động khác với bình nóng lạnh gián tiếp chính vì vậy khi thấy sự cố ở thanh đốt phải sử lí
ngay để bình hoạt động với hiệu suất tốt nhất.